Thursday 10 March 2011

Sưởi ấm cho gà con

Để cung cấp nhiệt độ cho gà con từ 1-21 ngày tuổi trước hết ta phải quay về khâu xây dựng và chuẩn bị chuồng trại. Chuồng phải ấm về mùa đông, thoáng mát mùa hè. Có nghĩa khi mùa đông về, nơi nuôi gà con (úm gà con) mới nở phải được che chắn chu đáo.

Muốn vậy cần phải có một phòng úm gà riêng và dùng cót quây tròn, cót cao khoảng 50-70cm. Tùy số lượng gà nuôi mà quây to hay nhỏ sao cho đủ mẹt ăn cho tất cả gà nuôi trong một quây. Nền được lót một lớp phoi bào ít nhất từ 8-10 cm. Sưởi cho gà bằng 2 cách:

Cách 1: Dùng bóng điện mờ có công suất 250-500W mỗi bóng đủ cho 100 gà mới nở. nếu sưởi bằng bóng điện trên bề mặt cót quây ta phủ bạt kín để giữ nhiệt.

Cách 2: Nếu không có bóng điện mờ ta dùng bóng điện bình thường để cung cấp ánh sáng cho gà ăn. Bóng điện bình thường từ 75-100W không cấp đủ nhiệt, vì thế việc sưởi ấm cho gà con phải dùng bếp điện hoặc bếp than. Khi sử dụng bếp điện hoặc bếp than phải hết sức chú ý phòng chống cháy và gà bị tai nạn. Để tránh gà bị bỏng ta làm một cái nơm sắt giống như nơm cá, rồi chụp lên bếp điện hoặc bếp than. Trên bề mặt quây dùng tấm lợp khó bắt lửa đậy lại để giữ nhiệt cho gà.

Bằng mắt thường ta có thể biết được nhiệt độ chuồng gà thiếu, đủ hay thừa nhiệt. Nếu nhiệt trong chuồng đủ độ ấm gà đi lại thoải mái hoặc nằm san đều trong quây. Nếu thiếu nhiệt gà bị rét nằm chụm lại quanh lò sưởi hoặc ngay dưới bóng điện và ngại đi lại, không chịu ăn uống. Nếu rét quá gà hay bị ỉa chảy, phân loãng nhiều màu trắng. Nếu nóng quá gà tản xa nguồn nhiệt, sã cánh há mỏ, thở dồn dập và uống nước nhiều. (Chú ý khi dùng bếp than hoặc bếp trấu sưởi cho gà phải có ông thu dẫn khí độc thải ra ngoài chuồng).

Theo nongnghiep.vn watch tv

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

1.Chuẩn bị điều kiện nuôi:

Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:

- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

- Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.

- Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.

- Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

a. Chuồng trại:

Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.

Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.

Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

b. Lồng úm gà con:

- Kích thước 2m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà.

- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).

c. Máng ăn:

- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.

- Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.

- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

d. Máng uống:

Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

e. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà:

Gà rất thích tắm cát.

Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và diêm sinh cho gà tắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà.

Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

f. Dàn đậu cho gà:

Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.

Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.

Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.

Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà.

2. Chọn giống:

- Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng.....

- Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri....

Chọn giống gà con:

- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.

- Chọn những con nhanh, mắt sáng,lông bông, bụng gọn, chân mập.

- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

Chọn gà đẻ tốt:

- Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.

- Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.

- Mắt sáng,lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.

- Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.

- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày.Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.

Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.

Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.

Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.

Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.

Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.

Chú ý: Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.

4.Thức ăn cho gà:

Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.

- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.

Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

a. Những nguyên nhân gây bệnh

- Gia súc non, gia súc bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.

- Môi trường sống:

+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.

+ Nước uống phải sạch.

+ Không khí, nhiệt độ ....

b. Sức đề kháng của cơ thể gia súc:

- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.

- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh:

- Thức ăn tốt.

- Nước sạch.

- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.

- Chuồng nuôi sạch.

- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.

- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

Phòng bằng Vaccine:

Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:

- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.

- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

Phòng bằng thuốc:

- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...

- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ

Disney channel games

Phòng trừ bệnh mốc sương cây bắp

Bệnh mốc sương gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng chỉ đem lại kết quả không như mong muốn.

Tác nhân gây bệnh là nấm Slerospora maydis. Theo ghi nhận gần đây bệnh gây hại nặng trên các giống bắp trắng địa phương và bắp lai. Bệnh thường xảy ra ở mọi vùng trồng bắp trên cả nước. Trồng bắp vào mùa mưa thường bị nặng hơn vào mùa khô do thời tiết ẩm ướt và lá bắp rậm rạp. Trồng bắp với mật độ dầy cũng làm bệnh thêm trầm trọng. Bệnh mốc sương còn gây hại trên một số cây trồng khác thuộc họ hòa thảo như kê, cao lương...

Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại cây bắp khi cây còn nhỏ cỡ 2-3 lá đến 7-8 lá, thỉnh thoảng cũng thấy bệnh gây hại cả ở giai đoạn trổ cờ. Bệnh hại chủ yếu trên lá, lá bị bệnh xuất hiện vệt sọc dài theo phiến lá mầu trắng lợt, lá mất dần mầu xanh của diệp lục, nhìn toàn cây trắng nhợt nhạt. Vào những ngày trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường xuất hiện lớp mốc trắng xám ở mặt dưới của lá. Bệnh làm cho cây yếu ớt, cằn cỗi, các đốt dóng ngắn không phát triển được, nếu nặng sẽ làm cho cây chết khô.

Bệnh gây hại khá phổ biến trên bắp từ trung du cho đến đồng bằng. Ở nước ta bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nhiều vào những thời điểm trời có nhiều sương mù, ban ngày trời âm u, ít nắng.

Bệnh phát tán lây nhiễm bằng bào tử, hoặc hạt giống nhiễm. Nguồn bệnh tồn tại ở tàn dư của cây bị bệnh trên đất ruộng dưới dạng bào tử trứng và sợi nấm là chủ yếu. Bào tử trứng nẩy mầm xâm nhập vào cây bắp từ khi hạt nẩy mầm vì thế bệnh xuất hiện rất sớm và từ đó lây lan rộng dần ra xung quanh.

Phòng và trị bệnh

Muốn phòng trừ bệnh có kết quả cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Thu hoạch bắp cần thu gom sạch sẽ tàn dư cây bắp như lá, thân, bẹ... phơi khô rồi đốt nhằm tiêu diệt nguồn bệnh tích lũy ban đầu gây hại cho cây bắp ở vụ sau.

- Thường xuyên theo dõi kỹ ruộng bắp ngay từ khi cây mới mọc được một, hai lá để phát hiện sớm những cây con bị bệnh, kịp thời nhổ bỏ và đem ra khỏi ruộng, tránh lây lan sang ra xung quanh.

- Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng. Trồng với mật độ vừa phải, vào mùa mưa nên trồng khoảng cách thưa 80 x 20 cm.

- Sau một vài vụ trồng bắp nếu ruộng bị bệnh gây hại nhiều thì thay bằng một loại cây trồng khác như đậu đỗ, rau cải, khoai lang, tốt nhất là chuyển sang trồng lúa nước.

- Khi ruộng bắp đã bị bệnh gây hại có thể sử dụng một số loại thuốc sau đây để phòng trừ: Boocdo 1%; Đồng oxyclorua 30WP/ 30BTN; Viben-C 50BTN; hoặc những loại thuốc gốc đồng khác. Phun thuốc theo liều khuyến cáo và nên phun vào những buổi chiều mát.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, không bón thừa phân đạm.

Phòng ngừa bệnh là quan trọng, trong đó biện pháp kỹ thuật canh tác là yếu tố quyết định đến áp lực bệnh, do đó điều cần thiết khi gieo trồng bà con chú ý đến khâu sửa soạn đất, giống, và thời vụ tập trung để giảm áp lực bệnh.

Theo nongnghiep.vn y8new

Bảo quản ngô sau thu hoạch

Cách bảo quản ngô bắp và ngô hạt sau thu hoạch sao cho tránh bị mốc?

Sau khi hái ngô về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc. Cần bảo quản ngô bắp như sau:

- Xếp các bắp ngô đã phơi khô thành từng cũi, cuống bắp quay ra ngoài.

- Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô lên sàn nhà, giàn bếp để bảo quản ngô gối vụ. Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô và được khói bếp phủ một lớp muội đắng, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại.

- Cũng có thể hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp cũi ngô trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột. Nhà kho chòi này đảm bảo chống chim, chuột, sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các biện pháp khác không làm được.

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín…) ngoài chim, chuột ăn hạt, mốc mọt có thể phá hỏng một cách dễ dàng. Xin giới thiệu phương pháp bảo quản ngô hạt:

- Phơi khô thât khô (kiểm tra bằn cách cắn hay đập thấy vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh), sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.

- Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỉ lệ 1-1,5 kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô, phải sàng, sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.

- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy xi măng hay tấm ni lông và đậy kín.
Theo báo Nông nghiệpTrò Chơi Bắn Máy Bay

Kỹ thuật chăm sóc cây cà bi

Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
- Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói tręn rồi bón đều vŕo hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nęn chia lŕm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngŕy, tưới 2 kg đạm urę hoŕ với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
- Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cŕ chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyęn phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
- Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mŕ thu hái theo yęu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát
Kinh nghiệm tham khảo
Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:
1/ Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 - 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 - 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm.
2/ Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ <10oC vì hạt phấn bị lép.
Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 - 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 - 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua. Trò chơi nông trại

Cách phòng trị dòi đục lá cà chua

Con trưởng thành của chúng là một loại ruồi rất nhỏ (chiều dài cơ thể chỉ trên dưới 2mm), màu nâu đen. Một con cái có thể đẻ hàng trăm quả trứng vào bên trong nhu mô của lá cà chua.

Lúc mới nở ấu trùng có mầu trắng, sau chuyển dần sang màu trắng sữa, vàng nhạt, rồi vàng tươi. Ấu trùng ăn nhu mô của lá cà tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới lớp biểu bì mặt trên của lá (giống như đường đục của sâu vẽ bùa hại trên cây cam, quýt). Ở cuối của các đường hầm này thường có một con ấu trùng dài khoảng 2-3 mm.

Đường đục của ấu trùng thường nhỏ bằng sợi chỉ, cũng có khi lớn đến vài mm như các bạn đã thấy. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ dày đặc tạo thành những đám lớn có mầu trắng xanh hoặc mầu nâu bóng, diện tích đường đục có khi lên tới trên 50% diện tích của phiến lá, làm cho phiến lá bị biến dạng, mép lá uốn cong lên phía trên. Nếu nặng mép lá có thể cuốn lại như một cái ống, mép lá trở khô dần, mất diệp lục, khả năng quang hợp kém khiến cho cây cà chua bị còi cọc, cho năng suất rất thấp.

Dòi đục lá có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây mới được vài lá, thường chúng gây hại nhiều từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, đây là giai đoạn hoạt động quang hợp của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì chỉ 5-7 ngày sau là cây đã mất sức rất nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất.

Theo nhiều bà con ở vùng chuyên canh rau thuộc xã Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành (Tiền Giang) thì những năm gần đây loài sâu hại này phát triển rất mạnh, chỉ cần sơ ý không kiểm tra ruộng vài ngày là ruộng cà đã có thể bị chúng gây hại tàn tệ.

Để phòng trị dòi đục lá, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

- Không nên trồng cà chua quá dày để ruộng cà luôn được thông thoáng, hạn chế bớt sự phát triển của sâu.

- Mạnh dạn cắt bỏ những lá đã bị sâu hại nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để diệt sâu non và nhộng đang nằm bên trong, hạn chế bớt mật số dòi ở các lứa sau.

- Trước khi trồng, dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống cà chua, biện pháp này không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số loài sâu bệnh, trong đó có dòi đục lá.

- Không nên trồng liên tục nhiều năm những loại cây thường bị dòi đục lá gây hại (như đã nói ở phần trên) trên cùng một khu vực. Tốt nhất là sau vài vụ cà chua lại luân canh một vụ với lúa, bắp... để cắt đứt nguồn thức ăn của chúng trên đồng ruộng. Nếu vận động được nhiều người cùng làm trên diện rộng thì biện pháp này sẽ thu được hiệu quả rất cao.

- Phải kiểm tra ruộng cà thường xuyên, nhất là từ khi cây bắt đầu ra nụ hoa để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời, không nên để ruộng bị hại nặng mới can thiệp thì cây rất lâu mới hồi phục được, vì cây cà chua rất dễ mất sức. Về thuốc các bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Ofunack 40EC; Oncol 25EC; Vibamec 1.8EC; Vetsemex 20EC; Shepatin 18EC…

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, các bạn nhớ phải tuyệt đối tuân thủ thời gian cách ly của thuốc (có in trên bao bì).

Nếu ruộng cà đã bị dòi gây hại nặng, thì sau khi phun xịt thuốc các bạn nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây.

Theo nongnghiep.vn dressupgames

Trồng cà chua vụ muộn

Cà chua vụ muộn được trồng vào tháng 12 - 1, thu hoạch vào tháng 3-4.

Gieo hạt

Lượng hạt gieo khoảng 1,2-2g hạt/m2. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C trong 3-4 giờ. Lấy ra cho vào túi vải bọc một lớp giấy dầu bên ngoài, để ở chỗ ấm. Sau 3-4 ngày khi thấy rễ trắng nhú ra đem gieo ra vườn ươm. Gieo hạt rải đều lên mặt luống, sau đó rải một lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nhẹ đủ ẩm để hạt phát triển. Sau khi gieo được 30-40 ngày, cây con có 5-6 lá thật đem trồng.

Làm đất

Nên trồng cà chua ở những chân đất sét, chọn đất cao, cày bừa để ải khoảng 1 tuần trở lên. Sau đó làm đất lại, đất không đập quá nhỏ để tránh đóng váng, dễ nứt nẻ, làm đứt rễ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Đánh luống theo chiều dài hướng đông tây để cây nhận nhiều ánh sáng, thoáng khí, luống rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 20-25cm, cao 30cm. Sau khi lên luống xong cuốc hố bón lót. Hố đào sâu 12-15cm.

Bón phân

Bón lót cho mỗi hố 1kg phân chuồng hoai mục.

Cách trồng

Chọn cây con to khoẻ, nhiều rễ, thân thẳng, cao 15-17cm, có 6-7 lá thật để trồng. Trước khi trồng xén bớt rễ cái để cho cây sau trồng bén rễ nhanh, sinh trưởng khoẻ, ra nhiều quả.

Khoảng cách trồng hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm. Nếu trồng ở chân đất xấu hoặc tỉa cành thì trồng dày, trồng ở chân đất tốt và trồng theo lối thì phải trồng thưa.

Khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc để khi tưới nước hay trời mưa to, nước không đọng lại làm chết cây. Nên trồng vào buổi chiều, trồng xong tưới nước ngay. y3

Xử lý giống trước khi gieo sạ Xử lý hạt lúa giống trước khi gieo sạ nhằm loại bỏ hết cá

Xử lý hạt lúa giống trước khi gieo sạ nhằm loại bỏ hết các tác nhân gây nên một số bệnh hại như bệnh lúa von, bệnh khô vằn, bệnh lở cổ rễ v.v... được lây truyền từ vỏ hạt giống sang mầm lúa và trên cây lúa sau này. Sau đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, được bà con nông dân nhiều nơi ứng dụng cho kết quả rất tốt.

1/- Xử lý bằng nước muối (15%): Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. - Cách thử nồng độ: Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là được. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước. - Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây lúa khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh.

2/- Xử lý bằng nước nóng (54 độ C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54 độ C. Chú ý: Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 độ C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54 độ C cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3-5 phút.

3/- Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7 kg lúa giống trong thời gian từ 10-12 giờ. Căn cứ vào lượng lúa giống cần gieo sạ để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp.

4/- Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuS04 (1-4%), Bavistin, Daconil, Captan... pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS để ngăn ngừa sự tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp khác khó loại trừ.

Nếu xử lý cho 100 kg thóc giống thì pha 20ml thuốc Cruser Plus 312,5 FS với 4-5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới và trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo. Sau khi xử lý bằng một trong các phương pháp trên, bà con đem hạt giống ngâm tiếp trong nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã) và 36 giờ đối với lúa lai (đủ 36 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để lúa nơi râm mát đề phòng thối hạt do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, rồi ủ hạt giống trong 25-30 giờ cho đến khi hạt nảy mầm đem gieo sạ trên ruộng.

Theo nongnghiep.vn y8 cool

Kinh nghiệm bón phân cho lúa để hạn chế bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trong vụ mùa

Như chúng ta đã biết, bệnh bạc lá lúa là do các chủng vi khuẩn Xanthomonas gây nên. Do vậy, nếu cây lúa đã bị nhiễm bệnh thì khó lòng chữa khỏi. Môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào cây lúa là 2 nguyên nhân chính: Nội tại cây lúa (thân lá mềm, mỏng dễ bị xây xát, rách tướp) và điều kiện ngoại cảnh (có mưa giông, bão lũ làm xây xát, rách lá). Vì vậy, muốn hạn chế một cách tối đa vi khuẩn bạc lá lúa thì việc bón phân cân đối sao cho nội tại cây lúa không thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập là việc làm cần thiết cho người nông dân. Xin chia sẻ kinh nghiệm cách bón phân cho lúa của bà con nông dân Nam Sách - Hải Dương để hạn chế bệnh bạc lá vi khuẩn gây ra trong vụ mùa hàng năm như sau:

Ngay từ đầu vụ, để cây lúa không bị ngộ độc hữu cơ ở giai đoạn giữa vụ do gốc rạ phân hủy cần bón 15- 20kg vôi ta/sào. Làm đất phải đủ ngấu để cây lúa không bị ngẹt rễ giai đoạn còn non.

Về phân bón: Nên sử dụng chủ yếu các loại phân hỗn hợp (NPK) để bón, nhất là các loại phân có hàm lượng kali cao. Khi dùng các loại phân đơn (đạm urê, supe lân, kali) nếu bón với tỷ lệ không hợp lý, nhất là thời kì đẻ nhánh và sau đẻ nhánh rộ, thừa đạm lúa sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn bạc lá rất cao do lá lúa mỏng, dễ bị rách nát do va đập .

Với các loại phân này cần bón lót đủ, thúc đẻ sớm và tập trung, đón đòng đúng thời điểm. Cụ thể: Cần bón đúng liều lựơng và bón theo hướng dẫn của từng loại (căn cứ vào các quy trình bón của mỗi công ty). Dùng NPK để bón thúc đòng nên chọn hình thức bón đón đòng (bón lúa lúa đứng cái) chứ không nên bón nuôi đòng (lúa cứt gián). Vì các loại phân này do trong quá trình sản xuất được ép nén thành viên nên khả năng hòa tan, phân giải của phân chậm hơn phân đơn.

* Đối với những hộ có trình độ thâm canh cao thì có thể áp dụng cách bón như sau:

- Bón lót: Dùng NPK 5:10:3 (25-30 kg/sàoBB) bón vùi phân vào đất khoảng 5- 6cm (lúc cày bừa lần cuối).

- Thúc đẻ sớm: Bón khoảng 3- 3,5 kg đạm urê + 2kg kali/sào (vào lúc cây lúa có khoảng 3,5 – 4 lá thật - lúa bắt đầu đẻ đối với gieo thẳng và cấy mạ sân, hoặc lúa bén rễ hồi xanh đối với lúa cấy mạ dược).

Thúc đòng: Dùng 2-3 kg kali/sào (nếu lúa vàng lá gừng cần bón thêm 0,7- 1,0 kg đạm urê).

* Chú ý: Cần ưu tiên bón kali cao cho các giống hay bị nhiễm bạc lá. Các chân ruộng thuộc loại bùn hẩu cần giảm đạm, tăng kali cho cây cứng, lá dày đỡ bị bạc lá cuối vụ.
Ngoài việc bón phân cân đối như trên, các chân vàn và vàn cao cần điều tiết nước hợp lí cho lúa phát triển thuận lợi: Tháo cạn nước để mùn giun đùn lên khi cây lúa sắp bước vào quá trình đẻ nhánh. Duy trì mức nước 3-5cm đến khi lúa đẻ được từ 300- 350 dảnh/m2, rút cạn nước để nẻ nứt chân chim giúp cây lúa cứng, khỏe, bộ rễ ăn sâu, chống đổ tốt khi gặp giông bão vụ mùa. Khi lúa bắt đầu có cứt gián (lúa làm đòng) đưa nước lại ruộng và duy trì mức nước 4- 6cm đến lúc lúa trổ thoát và chắc hạt. Khi lúa đỏ đuôi, tháo kiệt nước đến lúc gặt.

Thường xuyên thăm đồng và theo dõi tình hình phát sinh phát triển của các loài sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Phòng ngừa bệnh bạc lá vi khuẩn cần theo dõi các chương trình dự báo thời tiết diễn biến trong các ngày tới, tiến hành phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc như: Thysan, Antracol, Xanthomic, nước vôi trong trước hoặc sau các trận mưa giông, gió bão. Đồng thời, ưu tiên phát triển nhiều trà lúa mùa sớm nhất là các giống lúa chất lượng có thời gian sinh trưởng ngắn ngày để né được bệnh bạc lá do vi khuẩn gây nên góp phần giải phóng đất được sớm để phát triển các cây rau màu vụ đông trên các chân ruộng trong cơ cấu luân canh 3- 4 vụ/năm.

Theo khuyennongvn.gov.vn andkon flash

Cách bón phân cho lúa mùa

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được).

Quá trình phân giải này nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết (độ ẩm và nhiệt độ). Độ ẩm, nhiệt độ càng cao quá trình phân giải phân càng thuận lợi và diễn ra nhanh hơn dẫn tới cây trồng hấp thu phân bón được sớm hơn. Ngược lại, nếu độ ẩm và nhiệt độ càng thấp, quá trình phân giải chậm dẫn tới cây trồng lâu có dinh dưỡng để hấp thu. Điều này đồng nghĩa với việc bón phân cho lúa vụ mùa sẽ nhanh thấy kết quả hơn ở vụ xuân. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phân bón cho lúa mùa, nông dân cần phải theo dõi và quan sát kỹ diễn biến thời tiết diễn ra trong cả vụ cũng như thời điểm bón để điều chỉnh, chọn lựa loại NPK hay phân đơn cho hợp lý:

+ Đối với bón lót: Nếu lúc cày bừa làm đất cấy lúa vụ mùa gặp thời tiết có mưa to, thậm chí phải tháo nước đi mới gieo cấy được hoặc thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, nhiệt độ ban ngày trên 36oC thì cần ưu tiên sử dụng phân hỗn hợp NPK các loại để bón mà không bón phân đơn nhằm mục đích tránh thất thoát phân bón nhất là nguyên tố đạm.

Nếu thời tiết ở thời điểm bón lót luôn ôn hòa thuận lợi thì có thể sử dụng phân đơn để bón sao cho cân đối và hiệu quả (bón phân vùi sâu 6-8cm vào đất).

+ Bón thúc đẻ nhánh: Căn cứ vào diễn biến thời tiết cũng như thời điểm bón lót: Bón phân đơn nếu thời tiết mưa thuận gió hòa. Được như vậy, cây lúa sẽ nhanh có dinh dưỡng để hấp thu làm cho lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung ngay giai đoạn đầu của quá trình đẻ nhánh làm tăng số bông hữu hiệu và tăng năng suất sau này. Nếu thời điểm này có mưa kéo dài hoặc nắng nóng kéo dài thì cũng lại sử dụng phân NPK để bón thúc đẻ.

* Lưu ý: Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK bón cho lúa đẻ nhánh cần bón sớm hơn so với bón phân đơn vì phân hỗn hợp phân giải chậm hơn phân đơn (bón vào lúc lúa có 3 lá thật đối với lúa gieo thẳng và bén rễ hồi xanh đối với lúa cấy mạ dược).

+ Bón thúc đòng: Không nên sử dụng phân hỗn hợp NPK để bón cho lúa mùa giai đoạn này vì một số đặc điểm: Tầng đất canh tác lúc này đã chai cứng, khả năng thẩm thấu và phân giải của các viên phân hỗn hợp rất khó và chậm. Cây lúa hút dinh dưỡng giai đoạn này cũng không nhanh bằng giai đoạn lúa còn con gái do bộ rễ đã ăn sâu. Hơn thế, cây lúa giai đoạn này cũng không cần lân nữa. Nên sử dụng các loại phân đơn (đạm và kali) để bón theo tỷ lệ thích hợp (trông cây mà bón) sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

+ Bón nuôi hạt: Cây lúa từ thời kỳ trổ bông đến thu hoạch có thời gian là 1 tháng - là thời gian huy động tất cả nguồn dinh dưỡng từ rễ, thân, lá đòng về bông để làm hạt. Năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này nhất là các giống lúa lai (lúa lai từ trổ bông đến thu hoạch hút kali cao gấp 2 lần lúa thuần). Vì vậy muốn có năng suất cao, nông dân cần phải tiến hành bón phân cho lúa vào giai đoạn này. Tốt nhất nên sử dụng các loại phân kalisunphát (K2SO4) hay còn gọi là kali trắng phun trực tiếp trên bông lúc lúa thấp thoi trỗ hoặc sau trổ 1 tuần với liều lượng 2lạng/2bình phun/lần/sào.

Theo nongnghiep.vn y8 games cooking

Ưu thế của việc sử dụng giàn sạ kéo tay trong gieo thẳng lúa ?

Qua thực tế áp dụng công cụ gieo thẳng lúa theo hàng cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với sản xuất truyền thống:

+ Giảm được công nhổ mạ, công cấy: một ngày 1 người có thể kéo giàn sạ để gieo được 1 ha, bằng 40 người cấy và nhổ mạ, do đó tranh thủ được thời vụ.

+ Giảm chi phí về giống: giảm được lượng giống gieo khoảng 40 – 50%.

+ Khắc phục được việc cấy dầy, cấy sâu tay, cấy to khóm. Mật độ cây lúa được phân bố đồng đều nên tận dụng được dinh dưỡng, ánh sáng và dễ thu hoạch.

+ Cây lúa không phải trải qua quá trình bén rễ, hồi xanh nên lúa đẻ nhánh sớm, góp phần tăng năng suất lúa.

Tuy nhiên, để thành công khi sử dụng giàn sạ lúa kéo tay bà con cần chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của ngành chức năng đã khuyến cáo./.

Theo khuyennongvn.gov.vn Y8

Lúa lốp và biện pháp khắc phục

Thừa đạm và mất cân bằng các yếu tố đạm, lân và kali là nguyên nhân trực tiếp. Thiếu kỹ năng nhìn tình trạng sinh trưởng của cây lúa trước diễn biến thời tiết ở giai đoạn bón đón đòng là nguyên nhân sâu xa khiến lúa tốt lốp.

Biết được nguyên nhân, có thể áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục bằng các giải pháp tình thế:

- Tháo cạn nước ruộng và để sẵn lỗ thiêu thoát nước khi trời tiếp tục có mưa bất thường.

- Phun phòng trừ nấm gây bệnh lem lép hạt. đạo ôn cổ bông và bọ rầy, bọ xít chích hút bằng các loại thuốc: Lilt super 300EC, Actara 25WG...

Chú ý: Phun vào lúc chiều mát không có mưa, phun trực tiếp vào lá đòng, bông lúa. tuyệt đối không phun bất cứ một chất điều hòa sinh trưởng nào.

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam y3

Kỹ thuật gieo trồng giống lúa CNR02 ở miền Bắc

1. Đặc tính giống

CNR 02 là giống lúa lai 3 dòng do Trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên – Trung Quốc lai tạo, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam nhập và khảo nghiệm.

Giống CNR 02 có tính cảm ôn, gieo trồng được cả 2 vụ trong năm, với thời gian sinh trưởngvụ xuân: 130 – 135 ngày và vụ mùa: 110 – 115 ngày.

CNR 02 phù hợp hơn với chân đất vàn, vàn trũng. Giống sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khá, chống đổ tốt, sạch sâu bệnh. Bông lúa to và dài, với 150 – 170 hạt chắc/bông. Khối lượng 1.000 hạt: 28 – 30 g. Hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm mềm. Năng suất giống CNR 02 đạt bình quân 65 – 70 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 80 – 90 tạ/ha.

2. Kỹ thuật canh tác

a. Kỹ thuật làm mạ

- Lượng giống cho 1 ha từ 23 – 28 kg (0,8 – 1 kg/sào Bắc Bộ).

- Thời vụ: vụ xuân muộn ở đồng bằng Bắc Bộ, gieo mạ 25/01 – 10/02, cấy trong tháng 02; vụ mùa, gieo mạ 5 – 20/6, cấy 25/6 – 10/7; vùng núi, gieo mạ đầu tháng 3, cấy trước 05/4. Hoặc căn cứ vào lịch thời vụ cụ thể của từng địa phương để áp dụng.

- Ngâm ủ giống: vụ xuân ngâm 16 – 20 giờ, vụ mùa ngâm 10 – 16 giờ. Cứ 4 – 5 giờ thay nước, rửa chua 1 lần; rửa sạch đến khi không còn mùi chua. Để ráo nước rồi đem ủ đến khi hạt nứt nanh (rễ dài bằng hạt thóc và mầm bằng 1/2 – 1/3 hạt thóc là đạt tiêu chuẩn mầm tốt) thì đem gieo.

- Phương pháp gieo: Có thể gieo mạ dược, gieo trên nền đất cứng hoặc gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng. Nên gieo thưa để cây mạ khỏe.

- Phân bón cho mạ và kỹ thuật chăm sóc mạ: (với lượng hạt giống 0,8 – 1 kg).

+ Bón lót 30 – 35 kg phân chuồng; 0,3 – 0,4 kg urê; 1,6 – 2,0 kg lân; 0,2 kg kali.

+ Bón thúc sau gieo 15 ngày (đối với vụ xuân) và 8 ngày (đối với vụ mùa): 0,2 – 0,3 kg urê; 0,1 – 0,2 kg kali.

Từ khi gieo đến khi mạ được 2,5 lá, giữ ẩm luống mạ, sau đó giữ nước 2 – 3 cm để cây mạ sinh trưởng và đẻ nhánh thuận lợi. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

b. Kỹ thuật cấy và chăm sóc

- Cấy khi mạ được 5 – 5,5 lá (đối với mạ dược) hoặc 3 – 4 lá (đối với mạ sân). Cấy nông tay, nên cấy 1 – 2 dảnh/khóm, 40 – 45 khóm/m2. Ruộng cấy phải được cày bừa nhuyễn, san phẳng, sạch cỏ dại, giữ nước sâu 3 – 4 cm.- Phân bón và cách bón: (lượng bón tính cho 1 sào 360 m2).

+ Nếu dùng phân đơn:

• Lượng bón: 300 – 350 kg phân chuồng, 10 – 12 kg đạm urê, 18 – 20 kg super lân, 6 – 8 kg kaliclorua. Lưu ý: vụ mùa, bón giảm phân đạm.

•Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40% urê; bón thúc đẻ nhánh 40% urê và 50% kali sau cấy 12 – 15 ngày; bón thúc đòng 20% urê và 50% kali sau cấy 40 – 45 ngày..

+ Nếu dùng phân hỗn hợp: (được khuyến cáo sử dụng)

•Lượng bón: 300 – 350 kg phân chuồng; 25 kg phân NPK tỷ lệ 5:10:3 (loại chuyên dùng bón lót); 13 kg phân NPK tỷ lệ 12:5:10 (loại chuyên dùng bón thúc); 2 kg kaliclorua.

•Cách bón: Bón lót sâu toàn bộ phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh và 25 kg phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 5:10:3; bón thúc đẻ nhánh 11 – 13kg phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 12:5:10 sau cấy 12 – 15 ngày; bón thúc đòng 2 kg kaliclorua sau cấy 40 – 45 ngày..

- Điều tiết nước: sau cấy, giữ một lớp nước mỏng 2 – 3 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Tiếp theo, tưới và tháo cạn nước xen kẽ, khi lúa đứng cái thì rút nước phơi ruộng đến nẻ chân chim. Sau đó, cho nước vào ruộng trong suốt thời gian trỗ bông, trước khi thu hoạch thì tháo nước.

- Phòng trừ cỏ dại và dịch hại:

+ Trừ cỏ: Tùy theo tập quán địa phương có thể diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ hoặc làm cỏ bằng tay.

+ Phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật ở địa phương.

Chú ý: CNR 02 là giống ưu thế lai, không dùng hạt thương phẩm làm giống cho vụ sau.

Theo khuyennongvn.gov.vn crazy monkey games

Bệnh hoa cúc trên lúa

Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh gây hại trên một số cây trồng như ngô, kê... và phát sinh gây hại chủ yếu trên cây lúa ở giai đoạn từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam.

Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó bào tử vách dày được hình thành và nhờ gió, nước mưa, côn trùng... đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín. Các hạt trên bông bị nấm xâm nhiễm biến thành một khối bào tử; khi khối bào tử còn non to khoảng 1 cm và lúc trưởng thành thì dài hơn. Bào tử vách dày khó tách rời khỏi khối than vàng vì có chất bám dính. Bệnh này chỉ phát sinh ở một số hạt thóc trên bông lúa. Nếu hạt lúa bị bệnh sớm thì cả bầu hoa bị phá huỷ chỉ còn lại đám bào tử nấm màu vàng; nếu bị muộn thì bào tử nấm phá hại trên phần gạo, phình to ra và ép vỏ hạt sang một bên. Hạt thóc bị bệnh nặng bên trong sẽ bị lép, biến màu và có mùi nấm mốc.

Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối vụ, cây lúa phát triển thân lá tốt... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa, nhưng có xu thế gây hại nặng trên các giống lúa lai. Bệnh hoa cúc trên lúa gây hại trên tất cả các vụ và các vùng trồng lúa trong cả nước, đặc biệt gây hại nặng hơn trong vụ lúa Đông xuân. Nếu bệnh phát sinh lây lan rộng thì thiệt hại có thể lên đến 20%.

Để giảm thiệt hại của bệnh hoa cúc trên lúa, nên áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.
- Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy. Chăm sóc hợp lý cho quần thể lúa khoẻ, tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón phân theo tiêu chí "nặng đầu, nhẹ cuối".

- Có thể phun thuốc phòng, trừ nấm vài ngày trước và sau khi lúa trỗ (5-7 ngày) bằng các loại thuốc Diboxylin 2SL, Rovral 50WP, Tilral 500WP và một số thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như Bordeaux, Copper Zine... theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi bông lúa đã biểu hiện bệnh thì phun thuốc trừ không có tác dụng. nick games

Bệnh lem lép hạt lúa

Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch.

Theo các tài liệu của các viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước thì bệnh lem lép hạt trên lúa do rất nhiều nguyên nhân như:

- Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.

- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.

- Do các loại nấm: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…

Theo thống kê hiện nay có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này trên hạt lúa và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất. Nấm có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem; đây cũng là nhân tố lưu truyền bệnh trên giống. Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa. Ngoài ra, các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.

Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trỗ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. Trên thực tế hầu như không có giống lúa nào, chân ruộng nào, ở thời vụ nào mà không có bệnh lem lép hạt gây hại chỉ ở mức độ ít hay nhiều.

Biện pháp phòng trừ

● Chọn giống sạch bệnh, tuyệt đối không dùng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt.

● Trước khi ngâm ủ, sạ lúa phải phơi khô, rê sạch để loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu và sau đó xử lý hạt giống. Sử dụng thuốc Carban 50SC; hoạt chất Benomyl (Viben 50BTN), Carbendazim (Vicarben 50HP) nồng độ 3‰ cho hạt lúa giống đã phơi khô rê sạch vào ngâm trong 24 – 36 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, sau đó ủ bình thường.

● Chọn mùa vụ thích hợp sao cho khi trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị khô hạn.

● Bón phân đầy đủ, cân đối sao cho khi trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị khô hạn.giúp cây lúa khỏe, không đổ ngã và tăng khả năng chống chịu đối với sự tấn công của nấm bệnh.

● Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem lép hạt. Trong việc dùng thuốc phải chú phun thuốc phòng bệnh là tốt nhất, để khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì việc phun thuốc trị bệnh sẽ cho hiệu quả thấp, phải phun đi phun lại nhiều lần rất tốn kém. Việc chọn lựa đúng loại thuốc và thời điểm phun thuốc cũng rất quan trọng. Hiện nay thuốc Tilt Super 300EC vẫn là loại thuốc có hiệu quả nhất cho việc phòng trị bệnh này cũng như bảo vệ cho hạt lúa chắc, sáng. Ngoài ra có rất nhiều loại thuốc hoá học phòng trị các loại nấm gây bệnh như: Vicarben 50HP (hoạt chất Carbendazim), Vivil 5SC (hoạt chất Hexaconazole), Vixazol 275SC (hoạt chất Carbendazim + Hexaconazole), Vitin-New 250EC (hoạt chất Propiconazole), Viroval 50BTN (hoạt chất Iprodione), Workup 9SL (hoạt chất Metconazole).

Theo agriviet.com pog com

Kỹ thuật gieo mạ dược dày

Vụ đông xuân năm dự đoán có thể rét sớm, tuy không rét đậm nhưng rét kéo dài vì thế gieo mạ sân (nền cứng) rất dễ bị chết rét hoặc chết chòm. Một trong những biện pháp khắc phục là gieo mạ dược dày.

Mạ dược dày là mạ non gieo dược trên ruộng, khi cấy mạ mới có 3 - 4 lá. Ưu điểm của phương pháp này là trong điều kiện thời tiết rét đậm hoặc hanh khô kéo dài thì mạ không bị chết và chết chòm như mạ nền cứng. Muốn có cây mạ tốt, khoẻ, có đủ chiều cao để cấy cả ở chân ruộng trũng, khi cấy mau hồi xanh, cần làm tốt những yêu cầu sau:

1) Chọn giống

Chỉ gieo các giống lúa ngắn ngày như: lúa thuần Q5, BT7, T10, N97, TBR1, BC15,… lúa lai D.ưu 527, Nhị ưu 838… và các giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương.

2) Thời vụ

Tuỳ theo thời vụ cấy của từng địa phương để bố trí gieo mạ có đủ 18 - 20 ngày tuổi. Nếu cấy sau tiết Lập xuân, thì phải gieo mạ từ ngày 20 - 22/1

3) Ngâm ủ

- Trước khi ngâm, nên phơi lại thóc giống khoảng vài ba giờ đồng hồ dưới nắng nhẹ.

- Ngâm no nước: đối với giống lúa lai, ngâm khoảng 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thay nước 1 lần; giống lúa thuần, ngâm 48 - 60 giờ, cứ 10 - 12 giờ lại thay nước 1 lần. Khi soi hạt gạo ngoài ánh sáng, thấy gạo trong suốt, không có vẩn đục là hạt đã hút đủ nước. Sau đó, đãi sạch nước chua, gói thóc vào bao (bao không kín hơi), để ráo nước rồi đem ủ.

- Trời lạnh, thóc giống phải được ủ nóng. Trước khi ủ, nên đun nước nóng già, rát tay (2 sôi + 3 lạnh, nhiệt độ khoảng 50 – 550C); đổ nước ra chậu rồi ngâm gói thóc, sao cho trong, ngoài gói thóc đều được sưởi ấm. Kinh nghiệm một số nơi ủ thóc giống trong hố như sau: đào hố sâu 40 – 50 cm, tùy theo lượng giống mà đào miệng rộng hẹp khác nhau; kê gạch dưới đáy và lót rơm xung quanh hố để thông thoáng, giữ nhiệt; ủ thóc trong hố, đậy kín miệng hố bằng bao tải hoặc rơm rạ, vừa ấm, lại giữ được nhiệt lâu, thóc nảy mầm tốt hơn.

- Để mộng mạ phát triển cân đối giữa rễ và mầm, khi hạt thóc đã nứt nanh, nên ngâm nước ngay (ngày ngâm nước, đêm cho lên ủ kín). Mộng mạ đạt tiêu chuẩn khi có rễ dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc, mầm mạ mới nhú (mộng gai dứa).

4) Gieo mạ

* Làm đất: Chọn ruộng nơi khuất gió, nhất là gió đông bắc. Cày bừa kỹ, bón lót 3 tạ phân chuồng ủ mục, 15 – 20 kg supe lân hoặc 25 kg NPK loại 6-11-2 cho 1 sào bắc bộ (360 m2).

Lên luống rộng 1,2 – 1,4 m (mặt luống rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào độ rộng của nilon che phủ). Khi đã san phẳng mặt luống, dùng ni-lon đã chọc thủng nhiều lỗ, hoặc bao xác rắn rải lên mặt luống, sau đó phủ một lớp bùn dày khoảng 2 – 2,5 cm bón phân lên mặt luống, xoa đều phân với lớp đất bùn rồi gieo mạ.

* Gieo mạ: Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai là 6 – 7 m2, lúa thuần khoảng 4 – 5 m2. Chia lượng thốc giống để gieo đi gieo lại nhiều lần cho thật đều, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào đất.

* Che phủ ni-lon: Trong vụ xuân nhất thiết phải che phủ ni-lon chống rét cho mạ. Do vậy, cần chuẩn bị trước những thanh tre cắm vòm dài trung bình 2,0 – 2,2 m, bản rộng 2,5 – 3 cm; nilon khổ rộng 1 m hoặc 1,5 m đúp.

Cắm những thanh tre ngang luống để tạo thành bộ khung hình vòm cống. Phủ kín ni-lon lên khung, dùng bùn lấp kín ni-lon hai mép và đầu luống.

5) Chăm sóc mạ

- Nếu trời rét đậm, cần trùm kín nilon theo khum vòm để cây mạ sinh trưởng tốt, không bị chết rét. Nếu thời tiết ấm dần, phải mở nilon ở hai đầu luống, ban ngày mở ra, ban đêm đậy kín lại. Khi cây mạ đã ra 2,5 – 3 lá, nhiệt độ ngoài trời trên 180C, ấm áp thì không được che ni-lon mà mở toàn bộ nữa để cây mạ quen dần với môi trường.

- Khi mạ ra lá thật (lá có cả bẹ, phiến lá), dùng supe lân ngâm với nước giải 1 – 2 ngày, hoà loãng tưới cho mạ. Cũng có thể trộn cả lân và nước giải với tro mục rồi rắc đều cho mạ.

- Từ khi mạ ra 1,5 – 2 lá, đưa nước vào ruộng cho láng mặt luống mạ, ngâm chân mạ để mềm dược, sau dễ lật. Lúc này không bón đạm thúc cho mạ. Tuỳ tình hình sâu bệnh mà phun phòng trước khi nhổ cấy.

- Khi mạ được 15 – 18 ngày, ra nhiều rễ trắng, trời ấm thì lật từng mảng mạ đem cấy. Cấy nông tay, nhỏ dảnh.

Theo TTKNKNKN Thái Bình andkon

Cách chiết cây ăn quả nhanh ra rễ

Giống cây ăn quả lâu năm nhân giống vô tính bằng cách chiết cành thường được người làm vườn ưa chuộng. Chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.

Xin mách cách chiết cành chóng ra rễ, tỷ lệ ra rễ cao.

Thời vụ chiết cành: Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10cm, vết khoanh dài 4-5cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

Chọn vật liệu bó bầu: Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.

Theo NNVN didi games cooking